Cấu tạo Mạch rây

Mặt cắt của các tế bào mạch rây
Mặt cắt của các tế bào mạch rây

Mô mạch rây bao gồm những tế bào dẫn lưu, thường gọi là ống rây, các tế bào nhu mô, bao gồm cả các tế bào kèm chuyên hóa hoặc tế bào đản bạch (albumin) hoặc các tế bào không chuyên hóa và tế bào hỗ trợ, chẳng hạn như sợicương bào.

Ống rây

Bài chi tiết: tế bào mạch rây
Mạch rây đơn giản và các tế bào kèm:
  1. Xylem
  2. Phloem
  3. Cambium
  4. Lõi thân
  5. tế bào kèm

Các ống rây là dạng tế bào có chức năng vận chuyển đường trong cây.[5] Khi trưởng thành, chúng không có nhân và có rất ít bào quan, do đó chúng dựa vào những tế bào kèm hoặc tế bào đản bạch cho phần lớn các nhu cầu trao đổi chất. Trước khi trưởng thành, tế bào ống rây cũng có không bào và các bào quan khác, chẳng hạn như ribosome, nhưng khi trưởng thành thì những bào quan này di chuyển về vách tế bào và tiêu biến; điều này để đảm bảo rằng các chất lưu ít bị cản trở khi di chuyển. Một trong số ít các bào quan vẫn còn trong các ống rây khi trưởng thành là mạng lưới nội chất có thể thấy ở màng plasma, thường ở gần plasmodesmata (ống nối các tế bào) để liên kết với những tế bào kèm hoặc tế bào đản bạch. Tất cả các tế bào rây đều có những lỗ ở hai đầu, được tạo thành từ sự biến đổi và phình ra của plasmodesmata, được gọi là mặt rây. Các lỗ được cố định bởi một polysaccharide gọi là callose.[5]

Tế bào nhu mô

Chúng có 2 loại, aerenchyma và chlorenchyma.[cần dẫn nguồn] Các tế bào nhu mô khác trong mạch rây thường không phân biệt được và được dùng để lưu trữ dưỡng chất.[5]

Tế bào kèm

Chức năng trao đổi chất của các cơ quan trong ống rây phụ thuộc mật thiết vào các tế bào kèm, một thể chuyên biệt hóa của tế bào nhu mô. Tất cả các chức năng của tế bào ống rây được thực hiện bởi tế bào kèm (nhỏ hơn nhiều). Một tế bào thực vật có nhân điển hình thường có nhiều ribosom và ty thể hơn tế bào kèm. Tế bào chất của một tế bào kèm được liên kết với tế bào ống rây thông qua plasmodesmata.[5] Vách tế bào chung giữa tế bào ống rây và tế bào kèm có nhiều plasmodesmata.

Có 2 loại tế bào kèm.

  1. Tế bào kèm thông thường, có vách trơn và có ít hoặc không có những ống nối plasmodesmata với các tế bào khác ngoại trừ với tế bào ống rây.
  2. Tế bào chuyển tiếp, có vách nhiều nếp gấp liền kề với các tế bào không rây, để tăng diện tích trao đổi. Chúng có chức năng bơm chủ động (cần năng lượng) các chất hòa tan từ các vách tế bào.

Tế bào đản bạch

Các tế bào đản bạch (albumin có cùng chức năng với tế bào kèm, nhưng chỉ liên kết với các tế bào rây và do đo chỉ có trong các thực vật có mạch không hạt và thực vật hạt trần.[5]

Tế bào hỗ trợ

Mặc dù chức năng chính của mạch rây là vận chuyển đường, nhưng nó cũng có thể chứa các tế bào có chức năng hỗ trợ cơ học. Những tế bào này nhìn chung là có 2 dạng: sợicương bào. Cả hai dạng tế bào đều có một vách tế bào thứ cấp và do đó sẽ chết khi trưởng thành. Vách tế bào thứ cấp giúp tăng độ cứng và độ bền kéo của chúng.

Sợi

Sợi libe là những tế bào hỗ trợ dài và nhỏ cung cấp độ bền kéo mà không bị hạn chế tính linh hoạt. Chúng cũng được tìm thấy trong mạch gỗ, và là thành phần chính trong các sản phẩm từ sợi chẳng hạn như giấy, lanh, và cotton.[5]

Cương bào

Cương bào là những tế bào có hình đạng không đều để tăng độ bền nén[5] nhưng có thể làm giảm tính cơ động trong một mức độ nào đó. Chúng cũng đóng vai trò như những cấu trúc chống động vật ăn cỏ, do hình dạng không đều và độ cứng của chúng có thể làm mòn răng khi động vật ăn cỏ nhai.

Liên quan

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Mạch rây http://www.pflanzenforschung.de/print/1587 http://www.uni-giessen.de/~gf1114/rgvbel/index.htm http://www.genealogia.fi/emi/art/article43e.htm //www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/15377224 http://d-nb.info/gnd/4174299-0 http://id.ndl.go.jp/auth/ndlna/00570884 //dx.doi.org/10.1007%2F978-3-642-73635-3_10 //dx.doi.org/10.1146%2Fannurev.arplant.55.031903.1... https://www.biodiversitylibrary.org/item/91249#pag... https://commons.wikimedia.org/wiki/Category:Phloem...